Vì Sao Tôi Chọn Con Đường Đạo (Mike Nally)

Tôi sinh ra và trưởng thành trong một gia đình đông con gốc Irelandtheo Công giáo (có tất cả 10 anh chị em). Cha tôi là chủ bút của một Tạp chí Công giáo ở Ohio. Ông quen biết rất nhiều Linh mục, Giám mục và thậm chí là Hồng y của Giáo hội.

Thánh lễ với những nghi thức phụng vụ của Thánh Đường phong phú, đẹp và trang nghiêm với hương đăng và hình tượng của Đức Chúa Jesus, Đức Mẹ và các Thánh đã lôi cuốn tôi rất nhiều.

Cách Tu Thân Của Đạo Cao Đài (HT. Lê văn Thêm)

Trích “Tổng Luận về Tu Thân” - Tác Giả:  Bạch Y (HT. Lê văn Thêm)
LỜI KÍNH CÁO:
Bài Đọc Thêm nầy được lược trích từ “Bài Tổng Luận về Tu Thân” của Tác giả Bạch Y đăng trong Tập San Thế Đạo số 31 và 32 năm 2007. Xin kính cáo để chư vị Tham Dự viên cần tìm hiểu có thể tham khảo thêm. Đa tạ.
* * *
Trong phần “Tổng Luận về Tu Thân” xin được chú trọng đến cách tu của Đạo Cao Đài.

Công quả đường đến Ngọc Kinh (VSCĐ )


Thuở nhỏ đến trường, chúng ta được học những bài học đầu đời về tình thương. Những bài học này thường là những bài thơ ngắn, những câu ca dao nhưng có sức hấp dẫn và gây ấn tượng suốt đời ta sau này.
Thí dụ:
" Thương người như thể thương thân,
Thương người đói rét lầm than cơ hàn.

Luật Nhơn Quả - Luân Hồi (HT. Nguyễn Trung Đạo)


Trích Quyển “Trên Đường Tấn Hóa” (Soạn giả: Ngài Tiếp Pháp Trương văn Tràng).
Kể từ thuở Âm Dương tương hiệp, tạo thành Càn Khôn; hóa sanh vạn vật thì không gian vô tận, vô biên, không hình không sắc, tức Đạo, giữ vững cơ định quả; còn thời gian chịu Luật định hình. Nghĩa là thời gian chiếu theo Luật định của không gian rồi vận chuyển; chuyển vận định hình muôn vật. Vậy, sự sanh thành muôn loài không phải ngẫu nhiên, mà thật có Nhơn trước rồi sau mới có Quả.

Áp Dụng Nhân Sinh Quan Trong Sự Tu Hành (HDV: HT. Bùi Đắc Hùm)


Theo khoa học, con người được tạo thành từ hai tế bào, một của người cha, và một từ người mẹ. Hai tế bào hợp lại tạo thành một tế bào duy nhứt. Tế bào này tăng trưởng tạo nên những cơ quan đặc biệt như bộ máy thần kinh, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, vận động, sinh dục... và những bộ máy này hoạt động liên tục đem lại sự sống cho con người. Khi những bộ phận này ngưng hoạt động con người sẽ chết, và xác thân tan rả để trở thành cát bụi.

Nguồn Gốc Con Người (HT. BS. Bùi Đắc Hùm)

Trong cuộc đời có lẽ có nhiều lúc ai ai cũng tự hỏi mình là ai, từ đâu đến, sống ở trên đời này để làm gì, và khi chết sẽ đi về đâu. Dĩ nhiên không mấy ai có thể có được câu trả lời thoả mãn. Tôn giáo đã cung hiến những lời dạy khác nhau, nhưng phần đông đều đồng ý với nhau về sự hiện hữu của một đấng tạo hoá, và dĩ nhiên đã mô tả đấng Tạo Hoá bằng những ngôn từ và hình ảnh khác nhau.

Thượng Đế hay Đức Chí Tôn được người bình dân gọi là Ông Trời. Các tôn giáo gọi Ông Trời bằng những danh xưng khác nhau như:
( Ấn Độ giáo gọi bằng Brahman,
Do Thái giáo gọi bằng Elohim, hay Yehvah, hay Jehovah

Nhơn Sanh Quan Đạo Cao Đài (Tiếp Pháp Trương Văn Tràng)

Đạo tạo dựng Trời Đất hóa sanh muôn loài thì vô danh, như đã nói trong chương trước, nhưng có điều nên lưu ý là Đạo ấy tác động đến đâu thì lại có tên tạm gọi khác:
Đại để như:
Khi tác động đến Vũ Trụ thì Đạo Vô danh tạm gọi là lý Thiên Nhiên, hay lý Thái Cực.
Khi tác động đến Nhơn sanh lại gọi Mạng Trời, Thiên Lý Tánh hay Đạo.
Cũng như sách Trung Dung nói rằng:
 “Thiên mạng chi vi Tánh,
 Xuất tánh chi vi Đạo ”.

Nghĩa là Mạng Trời thị gọi Tánh, tuân hành theo Tánh gọi là Đạo.
Vậy Đạo ở nơi người là Mạng Trời là Thiên Lý mà người ta phải tuân theo để làm người và cầu giải thoát kiếp tử sinh.